Hướng dẫn tính toán và thiết kế tường chắn rọ đá
1. Rọ đá là gì: Rọ đá là hệ thống lưới thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa pvc được liên kết thành các khối hình học, bên trong đựng đá.
Công dụng của Rọ đá
– Bảo vệ mái – lòng kênh: Ro da dùng để kiểm soát và điều phối dòng chảy qua kênh, khe suối và tránh hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ. Có tính đàn hồi và thoát nước cao, rọ đá cho phép sự dịch chuyển của mách nước ngầm tự nhiên, qua thời gian bùn đất sẽ phủ đầy các khoảng trống của rọ đá tạo giúp cho sự phát triển của hệ thực vật và cân bằng môi trường sinh thái.
– Bảo vệ đường ô tô: Sử dụng rọ đá neo có khả năng xây dựng tường chắn(tường trọng lực) cao đến 8m ở chân taluy để chống sạt lở, lụt, gia cố nền đất.
– Xây đập chắn nước, đập lưu nước kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả.
– Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện…
2.1. Khái quát
- Các rọ đá phải được thi công bằng các rọ thép và các rọ phải được cung cấp theo các chiều cao khác nhau với chiều dài phải gấp 2 lần, 3 lần hoặc 4 lần chiều rộng của rọ đất đá, chiều cao phải tương đương với 1/2 hoặc 1/3 bề rộng nằm ngang. Bề rộng ngang của các rọ không nhỏ hơn 1m và các rọ đá phải có chiều rộng thống nhất cho toàn đoạn cần xây dựng.
- Kích thước đối với rọ đá phải tương ứng với giới hạn dung sai +3% kích cỡ đã nêu trong bản vẽ thiết kế.
2.2. Dây thép
Lưới thép phải là loại thép mạ kẽm có đường kính tối thiểu là 3mm. Cường độ căng của dây thép phải trong phạm vi từ 410 đến 585 Mpa. Lớp phủ kẽm dây thép tối thiểu phải là 24 gram cho 0,1m2 của bề dày mặt dây thép và phải được xác định qua các thí nghiệm .
2.3. Lấp đá hộc
Đá được sử dụng trong các rọ đá phải bao gồm các viên đá cứng, có độ bền cao, không bị phá hỏng khi bị ngập trong nước hoặc bị lộ ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các viên đá nói chung phải là loại đồng đều có kích thước trong phạm vi từ 100mm đến 250mm. Các rọ đá lấp phải có độ chặt tối thiểu với khối lượng tối thiểu 1500 kg/m3. Các chỗ trống phải được rải đều.
2.4. Lớp đệm
Chỗ nào yêu cầu phải có lớp đệm bên dưới rọ đá thì vật liệu lớp đệm phải thỏa mãn các yêu cầu trong bản vẽ thiết kế và rải lớp đệm tới độ sâu yêu cầu và như đã quy định trong mục "lớp cấp phối đá dăm", và lu lèn đạt độ chặt K 0,95 xác định theo AASHTO T180 và chỉ dẫn Tư vấn giám sát.
3. YÊU CẦU THI CÔNG
3.1. Chế tạo
- Lưới thép phải là loại dây xoắn theo hình lục giác có kích cỡ đồng đều. Kích thước chiều dài tối đa của mắt lưới không quá 11mm, và diện tích của mắt lưới không quá 50 cm2. Lưới được chế tạo bằng cách phải không làm thắt nút (rối) để chống lại việc kéo tách ra vào bất cứ lúc nào khi một sợi dây thép đơn ở đoạn đó bị cắt. Các rọ đá phải được chế tạo sao cho các cạnh đầu, nắp và các màng chắn có thể được lắp ráp tại nơi thi công trong những rọ hình chữ nhật có kích thước quy định.
- Các rọ đá phải được thi công theo khối liền, móng, nắp đậy, đầu và các cạnh phải được đan thành khối liền hoặc một cạnh của các bộ phận này phải được nối với các phần khác của rọ đá khác.
- Tất cả các cạnh theo đường chu vi của mắt lưới tạo thành rọ đá phải đảm bảo có đường viền để ít nhất có cùng độ bền như ở thân của mắt lưới. Các dây đường viền được dùng trong tất cả các cạnh (đuờng chu vi) phải có đường kính không nhỏ hơn 5mm và phải đáp ứng cùng các quy định kỹ thuật của dây mắt lưới.
- Việc buộc và nối các dây thép phải được cấp đủ số lượng để đảm bảo cột chặt các cạnh của rọ và các màng chắn. Mỗi mặt rọ phải có bốn dây nối ngang để tăng cường cho mỗi lưới có chiều cao bằng 1/3 hoặc 1/2 bề rộng của rọ, Và 8 dây nối cho mỗi lưới có chiều cao bằng chiều rộng của rọ. Dây phải đáp ứng các quy định kỹ thuật như dây đã sử dụng cho mắt lưới.
3.2. Lắp ráp và chế tạo
- Các rọ đá phải được lắp đặt một cách khéo léo. Phải đặt các rọ lên một bệ móng phẳng. Đường mép cạnh và cao độ phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.
- Mỗi một bộ rọ đá phải đuợc lắp ráp bằng cách buộc cùng với các cạnh đứng với dây buộc có khoảng cách xấp xỉ 150mm. Các bộ rọ đá phải được đặt theo tuyến và cao độ như nêu trong bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Các dây buộc hoặc dây nối dùng để nối các bộ phận lại với nhau theo cùng một cách như đã mô tả ở trên cho việc lắp ráp. Các dây buộc bên trong phải có khoảng cách đồng đều và đảm bảo buộc chặt. Thiết bị căng có thể được sử dụng là xà beng để kéo căng các rọ, dây và giữ theo hướng tuyến.
- Các rọ đá phải được lấp đầy đá một cách cẩn thận bằng tay để đảm bảo xếp thẳng hàng, tránh chỗ phình ra, giảm bớt tối thiểu các lỗ rỗng. Phải tiến hành xen kẽ việc đặt đá to và chèn đá nhỏ cho đến khi rọ đá được lấp đầy. Sau khi các rọ đá được lấp đầy thì nắp đậy hơi cong lên trên. Sau đó nắp đậy phải đảm bảo rằng các lưới bên cạnh, lưới ở đầu và màng ngăn có đủ các dây buộc hoặc dây nối.
Tải hồ sơ hướng dẫn tính toán và thiết kế tường chắn rọ đá tại đây
Hướng dẫn tính toán và thiết kế tường chắn rọ đá
Reviewed by Unknown
on
tháng 11 20, 2018
Rating:
1 nhận xét:
cho xin pass để mở các ô bị khoá đi ạ
Đăng nhận xét