Đánh giá tiêu chuẩn thiết kế cầu mới TCVN11823-2017

VÀI NÉT VỀ TIÊU CHUẨN THIỂT KỂ CẦU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIÊU CHUẨN THIỂT KẾ CẦU HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM
1)    Vài nét về tiêu chuẩn thiết kế cầu trên Thế Giởỉ
Lịch sử ngành cầu từ hàng ngàn năm từ khi con người tạo ra những chiếc cầu đơn giản bằng dây leo cho đến tận thế kỷ 19 tất cả đều thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm, do những hiểu về vật liệu và tính năng két cấu còn hạn chế. Chỉ khi bước sang thế kỷ 20 con người mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng các tiêu chuẩn về xây dựng cầu. Và cho đến ngày nay hầu như khắp nơi trên thế giới người ta đều xây cầu theo các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng vật liệu, tải trọng thiết kế, phương pháp thí nghiệm, phương pháp tính toán và tiêu chuẩn nghiệm thu tương đối chặt chẽ.
Hiện nay hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều xây dựng bộ tiêu chuẩn thiết kế riêng mình và đi theo hai hướng triết lý thiết kế: Thiết kế theo hệ số tải trọng - ứng suất cho phép; Thiết kế theo trạng thái giới hạn. Triết lý thiết kế theo trạng thái giới hạn hiện có rất nhiều nước áp dụng mà điển hình là Mỹ, Nga, Anh... Nguyên lý thiết kế theo các trạng thái giới hạn đã được giới thiệu trong khoảng những năm 60 và 70 được bắt nguồn từ Liên xô và đã sớm được ủng hộ ở Anh quốc. Hầu như đồng thời đã có nhiều nghiên cứu triển khai, đặc biệt là ở Anh quốc và Liên Xô liên quan đến việc phân tích và thiết kế các dầm cầu hộp thép, dầm BTCT thường và BTCT dự ứng lực. Các kết quả nghiên cứu này đã được phản ánh trong các Tiêu chuẩn thiết kế và từ những năm 70 Tiêu chuẩn Anh quốc mã số BS 5400 có thể được coi như đại diện cho các tài liệu tiên tiến nhất vào thời gian đó. Vào những năm 80, các nước khác đã phát triển khái niệm các trạng thái giới hạn và tiến
hành nhiều nghiên cứu có giá trị cao. Tiêu chuẩn cầu Ontario (the Ontario Bridge Code) đã bao gồm nhiều tiến bộ kỹ thuật ,đặc biệt là về thiết kế kết cấu BTCT, giống như các Tiêu chuẩn của Đức ( DIN) đã làm. Trong khi đó nước có tiêu chuẩn thiết kế cầu đường rất mạnh là Mỹ thì mãi tới năm 1994 mới ban hành Quy trình thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD), nhưng chính vì đi sau nên nước Mỹ đã đưa rất nhiều các thành tựu tiến bộ khoa học trên thế giới vào trong bộ tiêu chuẩn của mình.

2)                  Tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành Việt Nam.
Từ những năm 75 của thế kỷ trước cho tới nay, tiêu chuẩn thiết kế cầu của nước ta đều theo triết lý thiết kế theo trạng thái giới hạn dựa trên các tiêu chuẩn: Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18.79; Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05; và tiêu chuẩn quốc gia thiết kế cầu đường bộ - TCVN 11823-1:2017. Trong đó Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18.79 được biên soạn dựa trên Quy trình của Liên Xô ban hành năm 1962 và 1967, có tham khảo thêm Quy trình của Trung Quốc năm 1959. Còn tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 và TCVN 11823-1:2017 được biên soạn dựa trên các tiêu chuẩn của AASHTO LRFD.
II.   QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN AASHTO TRONG THIẾT KẾ CẦU TẠI VIỆT NAM.
1)                  Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thảịgiớỉ hạn 22TCN18,79
Được đưa vào sử dụng theo Quyết định Số:166/QĐ ngày 22/01/1975 của bộ Giao Thông Vận Tải. Quy trình thiết kế được biên soạn dựa trên Quy trình của Liên Xô ban hành năm 1962 và 1967 có tham khảo thêm Quy trình của Trung Quốc năm 1959. Cho tới khi tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05 được đưa vào sử dụng năm 2005, Quy trình thiết kế 22TCN-18.79 đã được áp dụng 30 năm, nó đã phát huy được tác dụng chỉ đạo và thống nhất về quản lý kỹ thuật ngành cầu trong nước. Tuy nhiên trong suốt 30 năm áp dụng đó do không được cập nhận nên đã bộc lộ rõ những hạn chế và khả năng hòa nhập được với thông lệ đầu tư xây dựng quốc té là hạn chế.
Đặc biệt khi Việt Nam tiến hành mở cửa thị trường, khiến dòng vồn đầu tư quốc tế vảo Việt Nam tăng mạnh đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, buộc chúng ta phải cùng đối tác nước ngoài xem xét dùng đồng thời tiêu chuẩn thiết kế cầu Việt Nam và các quy trình do tư vấn quốc tế kiến nghị. Điều này đã dẫn đến việc nhà Nước ban hành các Thông tư 12 và 78/BXD-KHCN trong năm 1995 cho phép sử dụng các tiêu chuẩn của Anh, Pháp, Mỹ,
Nhật..Trong thiết kế và thi cồng. Kết quả là một số cầu lớn, nhỏ của Việt Nam đã được thiết kế theo rất nhiều tiêu chuẩn như: cầu Mỹ Thuận theo tiêu chuẩn úc, cầu Bãi Cháy theo tiêu chuẩn Nhật...Gây khó khăn cho việc thống nhất quản lý kỹ thuật. Chính vì lý do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra íà phải đưa ra được một bộ tiêu chuẩn cầu Việt Nam mới tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới và hòa nhập được với thông lệ đầu tư quốc tế và quy ché đấu thầu mới theo thông lệ quốc tế buộc mọi nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu Việt Nam và quốc tể phải tuân theo khi thực hiện các dự án ở Việt Nam. Từ lý do đố, Bộ Giao Thông Vận Tải đã cho ra đời Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05.
Hiện nay Quy trình thiết kế 22TCN-18.79 vẫn được áp dụng cho thiết kế cầu đường sắt.

2)    Tiêu chuẩn thiết kế AASHTO thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức khảng (LRFD)
á) Quả trình hình thành tiêu chuẩn AASHTO^L ỉ^/p-ìQ
Năm 1986 Hiệp Hội AASHTO cho đánh giá các hệ thống tiêu chuẩn truyền thống của mình và các nước trên thế giới để đưa ra đề cương biên soạn vào năm 1987 với dự án 12- 33 NCHRP. Sau 5 năm biên soạn với khoảng 50 thành viên là những chuyên gia hàng đầu về công trình cầu ở Mỹ và nơi khác tham gia cùng với 20 tiểu ban kỹ thuật xem xét, qua 5 lần dự thảo và thiết kể thử ở 15 bang và kiểm tra ở nơi khác thì đến năm 1994 Quy trĩnh thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng AASHTO-1994 mới được ban hành chính thức và sử dụng song song với tiêu chuẩn hiện hành truyền thống để kiểm chứng.
Sau gần chục năm nghiên cứu, biên soạn và áp dụng thử, AASHTO đã quyết định từ năm 1997 không tiếp tục nâng cấp Quy trình tiêu chuẩn cầu đường bộ cũ mà chuyển sang


hẳn Quy trình thiết kế cầu theo trạng thái giới hạn AASHTO LRFD 1994 mà lần tảỉ bản lần thứ 2 là năm 1998. Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-01 và 22TCN-272-05 được biên soạn dựa trên các phiên bản AASHTO LRFD này.
b) Triết lý thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức khảng (LRFD)
Triết lý thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD): cầu phải được thiết kế để đạt được các mục tiêu :thi công được, an toàn và sử dụng được, có xét đến các vấn đề: khả năng dễ kiểm tra, tính kinh tế, mĩ quan. Khi thiết kế cầu, để đạt được những mục tiêu này, cần phải thoả mãn các trạng thái giới hạn: kết cấu phải đủ độ dẻo, phải có nhiều đường truyền lực (như tính dư) và phải xét đến tầm quan trọng trong khai thác.
c) Quá trình áp dụng ÁASHTO LRFD vào Việt Nam
Như đã nói ở trên, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước khi chúng ta mở cửa thị trường thì dòng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh. Trong đó rất nhiều các dự án đầu tư nước ngoài đã sử dụng Quy trình thiết kế theo AASHTO LRFD vào thiết kế, việc nghiên cứu Tiêu chuẩn AASHTO LRFD cũng bước đầu được tiến hành
Kết quả cua việc nghiên cứu đã đưa đến kết luận rằng hệ thống Tiêu chuẩn AASHTO là thích hợp nhất để. chấp thuận áp dụng ở Việt nam. Đó là một hệ thống Tiêu chuẩn hoàn thiện và thống nhất mà lại dễ dàng được chấp thuận và cải biên cho phù hợp với các điều kiện thực tế của Vỉệt iiam. Ngôn ngữ của nó cũng như các tài liệu tham chiếu của nó đều bằng tiếng Anh là ngôn ngữ kỹ thuật thông dụng nhất trên khắp thế giới và cũng là ngôn ngữ thứ hai có hiệu quả nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, các Tiêu chuẩn AASHTO có ảnh hưởng rất lớn trong các nước thuộc khối ASEAN mà nước Việt Nam là một thành viên. Sau khi đã xem xẻt cẩn thận triển vọng thiết kế cầu, Tiêu chuẩn AASHTO được chọn làm cơ sở biên soạn.
Năm 2003, theo quyết định số QĐ 3277/2003/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải cho phép tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-01 được phép sử dụng đồng thời cùng với 22TCN-18-79 và áp dụng thử nghiệm cho đến năm 2005. Đây là tiêu chuẩn biên soạn dựa trên tiêu chuẩn thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng của AASHTO LRFD 1994 và 1998.
Năm 2005, tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05 được chính thức ban hành. Tiêu chuẩn này biên soạn dựa trên tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD 1998 và các tài liệu Việt Nam hiện hành được đã được tham khảo hoặc là nguồn gốc của các dữ liệu thể hiện các điều kiện thực tế của Việt nam như: Tiêu chuẩn về thiết kế cầu - 22 TCN 18 -1979; Tiêu chuẩn về tải trọng gió- TCVN 2737 - 1995; Tiêu chuẩn về tải trọng do nhiệt - TCVN 4088 - 1985; Tiêu chuẩn về thiết kế chống động đất - 22 TCN 221 - 1995; Tiêu chuẩn về giao thông đường thuỷ TCVN 5664 - 1992. Các Tiêu chuẩn cấp quốc gia hay cấp tỉnh của một số nước ngoài cũng đã được dùng để tham khảo như: Tiêu ehuẩn của nước úc - Tiêu chuẩn thiết kế cầu ô-tô Astralia 1992; Tiêu chuẩn của nước Anh - Tiêu chuẩn BS5400, bản in 1978 và các năm gần đây; Tiêu chuẩn của tỉnh Ontario, Canada - Tiêu chuẩn cầu Ontario. 1991
Tiêu chuẩn thiết kết cầu 22TCN-272-05 được biên soạn dựa trên phiên bản AASHTO LRFD 1998, nhưng phiên bản gốc của AASHTO được cập nhật liên tục với trung bình hai năm một phiên bản, nên trong quá trình thiết kế các đơn vị thiết kế có tham khảo thêm các phiên bản cao hơn của AASHTO như phiên bản: AASHTO LRFD 2004, AASHTO LRFD 2007,...
Nhận thấy được một số hạn chế của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05 và để đảm bảo tiêu chuẩn được cập nhật theo kịp các phiên bản mới của AASHTO. Sau một thời gian biên soạn, Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823:2017 đã được ban hành theo quyết định số 3859/QĐ-BKHCN của bộ Khoa Học Công Nghệ. Tiêu chuẩn này được biên soạn dựa trên bản gốc tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2007 và có cập nhật thêm các phiên bản khác AASHTO LRFD 2012, AASHTO LRFD 2014.
III.  MỘT SỐ NHẬN XÉT TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN THIẾT KÉ CẦU AASHTO LRFD TẠI VIỆT NAM
1)        Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05:
a)                       ưu Điểm
Đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra là thay thế cho Quy trình thiết kế cầu cống 22TCN- 18.79, tạo điều kiện cho công tác quản lý kỹ thuật được dễ dàng, phù hợp với thông lệ đầu tư, xây dựng và quy chế đấu thầu mới theo thông lệ quốc tế.
Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-01 (Ban hành tạm thời) và Tiêu chuẩn 22TCN 272- 05 (Ban hành chính thức) được biên soạn dựa trên phiên bản AASHTO LRFD 1994 và 1998, đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiến bộ trong ngành xây dựng cầu, có cơ sở lý thuyết khoa học chắc chắn và phương pháp tiếp cận đảm bảo khả năng thi công, an toàn, khai thác và kinh tế.
Do AASHTO LRFD 1998 được biên soạn làm cơ sở cho 50 bang của Mỹ, các thành viên chi nhánh ở Canada, Hongkong nên về bản chất AASHTO LRFD 1998 có tính mở do đó dễ dàng thích ứng với các điều kiện địa phương.
Tiêu chuẩn bao gồm các trích dẫn giúp cho Kỹ Sư hiểu được cơ sở và nền tảng của tiêu chuẩn và tài liệu hoàn toàn bằng tiếng Anh, ngôn ngữ kỹ thuật phổ biến trên thế giới vạ là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam. Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 được biên soạn song ngữ giúp cho các kỹ sư trong nước và quốc tế dễ dàng sử dụng trong công tác thiết kế cầu tại Việt Nam.
b)       Các tồn tại:
Tuổi thọ thiết kế: Tuổi thọ thiết kế nguyên bản của AASHTO LRFD là 75 năm tuy nhiên theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN -272-05 được quy định tại mục 1.2 Phần I đã điều chỉnh tuổi thọ của kết cấu là 100 năm. Như vậy để nâng tuổi thọ cầu từ 75 năm theo phiên bản gốc (AASHTO LRFD 1998) lên 100 năm thì các tải trọng liên quan đến tuổi thọ cầu, hệ số độ tin cậy cần được nghiên cứu điều chỉnh phù họp
Chiều dàỉ nhịp giới hạn của tiêu chuẩn: Tại mục 3.10 hiệu ứng động đất (EQ) có chỉ rõ các quy định là cho nhịp có khẩu độ không vượt quá 15 Om, đối với các nhịp có khẩu độ lớn hơn 15 Om chủ đầu tư phải xác định hoặc chấp thuận các quy định thích hợp. Hiện nay việc xây dựng các cầu có khẩu độ hơn hơn 150 đã rất phổ biến như vậy cần có các quy định cụ thể trong việc xác định tải trọng động đất tác động lên kết cấu cho các cầu có khẩu độ lớn này.
về tính toán tải ừọng va tàu: Hiện tại tải trọng va tàu trong tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 đang hạn chế cho tàu yà xà lan trên sông với cấp đường sông cấp I. Như vậy với các cầu qua khu vực có các tàu lớn hơn qua các khu vực có luồng hàng hải chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong việc áp dụng tải trọng va tàu. Khi xác định tàu thiết kế cần xem xét đến: tầm quan trọng của cầu, mật độ tàu thuyền của giao thông thủy, các loại tàu thiết kế và vận tốc, mức độ phá hoại cho phép của các bộ phận cầu gồm cả hệ thống chống va xô. Đối với tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 tải trọng va tàu được xác định thông qua giá trị tải trọng tàu thiết kế việc áp dụng này chưa xét đến hết các yêu cầu như tầm quan trọng của cầu và đặc trưng về giao thông thủy tại vị trí cầu
Tính toán sức chịu tải cọc khoạn nhồi: Trong đó chưa quy định hệ số sức kháng thành bên yà sức khánh mũi của cọc khoan trong cát. Trong quá trình tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi hệ số sức kháng này đã phải tham khảo tiêu chuẩn AASHTO. Tiêu chuẩn đưa ra 05 phương pháp tính sức kháng thành bên cho cọc khoan nhồi, việc đưa ra quá nhiều phương pháp tính và các phương pháp tính khác nhau cũng cho các kết quả khác nhau khá nhiều, điều này dẫn đến sự không thống nhất về phương pháp tính và kết quả thiết kế cũng khác nhau theo từng phương pháp tính.
về tỉnh toán kết cấu tông: Trong chương 5 - Kết cấu tông của tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 chỉ đề cập đến bê tông cường độ thông thường (f c<70Mpa) trong khi đến thời điểm hiện tại công nghệ bê tông đã rất phát triển trong nước đã phát triển các loại bê tông có cường độ >70Mpa. Nhiều cấu kiện trong công trình cầu đã sử dụng chủng loại bê tông cường độ cao như dầm Ư bê tông cốt thép dự ứng lực sử dụng bê tông mác 70Mpa, cọc ly tâm bê tông cốt thép dự ứng lực sử dụng bê tông mác 80Mpa. Với thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu tiêu chuẩn cần cập nhật thêm các quy định về bê tông cường độ cao
về tỉnh toán kết cấu thép: Kết cấu cầu ống thép nhồi tông đã được đưa vào xây dựng ở Việt Nam hơn một thập kỷ với 10 cầu trên cả nước. Bao gồm các cầu Ông Lớn, Xóm Củi, Cần Guộc, Đông Điền, Châu Giang, Rạch Chiếc 2 khu vực phía Nam, cầu Đông Trù, Cầu Hoàng Văn Thụ phía Bắc. Quá trình tính toán thiết ké dạng kết cấu này vẫn tham khảo tiêu chuẩn thiết kế của Trung Quốc. Trong tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 chương 6 - “Kết cấu thép” chựa có nội dung quy định cụ thể cho dạng kết cấu này do vậy cần thiết bổ sung nội dung này vào tiêu chuẩn.


Các chi tiết khác của cầu: Khe co giãn và gối cầu là hai chi tiết khác quan trọng quyết định sơ đồ kết cấu, sự làm việc bình thường và êm thuận của cầu được đề cập tại chương 14 - Quy trình thiết kế cầu. Hiện nay ở Việt Nam đã nhiều ẹhủng loại gối và khe mới
như gổi chống động đất (Semi-fix bearing), gối sử dụng tấm trượt với vật liệu đặc biệt tấm POM thay thế cho tấm trượt PTFE, khe co giãn APJ (khe co giãn bê tông nhựa đàn hồi). Các dạng gối và khe mới này đã được áp dụng rộng rãi trong các công trĩnh cầu do đó quy trình thiết kế cầu cần bổ sung các quy định cho các loại gối khe nêu trên
Một số tồn tại riêu trên của tiêu chuẩn 22TCN 272-05 đã được giải quyết một phần trong tiêu chuẩn thiết kể cầu mới, được ban hành năm 2017: TCVN 11823:2017.
2)      Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN11823-2017:
a)                Ưu Điểm:
Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế đường bộ TCVN 11823-2017 được ban hành theo quyết định số 3859/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của bộ Khoa Học Công Nghệ và đang trong quá trình áp dụng thực tế. Tiêu chuẩn vẫn kế thừa được các ưu điểm đã có ở tiêu chuẩn 22TCN-272-05 và một sổ nội dung được cập nhật gồm:
-         Khái niệm mực nước thông thuyền đã theo tiêu chuẩn Đường sông mới TCVN 5664-2009.
-         Quy định về biến dạng: Bổ sung tính biến dạng của các dầm thẳng trên cầu cong và các dầm công trên cầu cong.
-         Tải trọng va tàu tính theo xác suất theo bản gốc AASHTO
T Định nghĩạ lại một số tổ hợp tải trọng so với tiêu chuẩn 22TCN-272-05
-         Bổ sung quy định về sử dụng các tổ hợp tải trọng khi đánh giá ổn định chung
-         Bê tông cốt thép đã cập nhật cho bê tông có cường độ lớn hơn lên đến 105Mpa
-         Bổ sung quy định khầo sát cho cầu và tường chắn, điều kiện kết thúc lỗ khoan, các đặc trưng cơ lý cần thỉết cho tính móng nông và móng sâu.
-         Đưạ ra hệ số sức kháng thành bên và mũi cọc khoan nhồi trong cát.
-         Hệ số xung kích lấy đúng theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD gốc (IM=33%)
-         Được biên soạh đựa trền các phiên bản từ AÀSHTO LRFD 2007 đến AASHTO LRFD 2014, nêu tiêu chuẩn cập nhật được những thành tựu khoa học mới nhất trên thế giới mà đã được đưa vào các bần tiêu chuẩn gốc của AASHTO LRFD.


b)                       Các tồn tại.
Cơ sở biên soạn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823:2017 được biên soạn không chỉ trên cờ sở phiên bản AASHTO LRFD 2007 mà một số phần được cập nhật theo phiên bản đến AASHTO LRFD 2012, AASHTO LRFD 2014 điều này gây khó khăn trong quá trình tham chiếu bản gốc của tiêu chuẩn cũng như tham chiếu đến các trích dẫn để hiểu được cơ sở và nền tảng của các quy định trong tiêu chuẩn.
Tuỗỉ thọ thiết kế', vẫn để là 100 năm giống như Tiêu chuẩn 22TCN272-05 và khác so bản gốc AASHTO là 75 năm, trong khi các tải trọng và hệ số độ tin cậy vẫn chưa được đánh giá lại.
Tải trọng va tàu: Đã được tính theo xác suất theo bản gốc của AASHTO, nhưng đồng thời dữ Ịiệụ cần thiết cho thiết kế cũng đòi hỏi phải cung cấp nhiều hơn.
về tỉnh toán kết cẩu thép', kết cấu ống thép nhồi bê tông vẫn chưa được xem xét đưa vào tiêu chuẩn.
Sức chịu tải của Cọc: Công thức tính sức kháng mũi và thành bên hầu như không đổi nhiều so với TCN 272-05, nhưng hệ sọ sức kháng thì lại giảm khá nhiều.
Giải thích tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn không có phần giải thích, nên muốn tìm hiểu rõ các điều quy định thì phải xem trong tiêu chuẩn gốc.
IV) KẾT.
Sau gần 20 năm chính thức áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cầu được biên soạn theo Tiêu chuẩn AASHTO LRFD, thực tiễn đã cho thấy sự phù hợp của tiêu chuẩn AASHTO LRFD vào điều kiện thực tế Việt Nam. Các tiêu chuẩn phát huy tốt hành lang kỹ thuật cho công tác thiết kế, thi Gồng cầu và công tác quản lý. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được đưa vào trong tiêu chuẩn giúp cho ngành xây dựng cầu Việt Nam phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các công trình cầu lớn giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng của đất nước và là nền tảng để phát triển kinh kế của quốc gia. Và đáp ứng được xu thế hội nhập và hòa nhập với thông lệ đâu tư xây dựng quốc tế.
Tiêu chuẩn thiết kế AASHTO LFRD được tích hợp vào hầu hết các phần mềm phân tích kết cấu cầu phổ biến trên thế giới, do đó tạo điều kiện cho các Kỹ Sư tiếp cận được các ứng dụng công nghệ trong thiết kế từ đó làm tăng độ chính xác, tiến độ trong thiết kế.
Kiến nghị tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn AASHTO LRFD trong thiết kế cầu ở Việt Nam.

Tụy nhiên Tiêu chuẩn nên đưực cập nhật thường xuyên theo các bản cập nhật tiêu ' ' chuẩn gốc của AASHTO LRFD, hiện tại trong bộ tiêu chuẩn của AASHTO LRFD thì chúng ta mới chỉ biên soạn được tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn thi công (TGCS 02:2010/TCĐB) nhưng đã hết thời gian thử nghiệm, còn các tiêu chuẩn về thi công nghiệm thu, Kiểm định, duy tu, bảo dưỡng.. .vẫn chưa được biên soạn. Do vậy để phát huy tối đa các ưu điểm của tiêu chuẩn AASHTO LRFD và thuận lợi cho công tác quản lý trước và sau xây dựng thì cần sớm xây dựng và ban hành đầy đủ các Tiêu chuẩn trên theo bộ tiêu chuẩn AASHTO LRFD.
Đánh giá tiêu chuẩn thiết kế cầu mới TCVN11823-2017 Đánh giá tiêu chuẩn thiết kế cầu mới TCVN11823-2017 Reviewed by Unknown on tháng 11 16, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.